Nhìn lại năm 2014

Ngành du lịch vượt khó, nhưng chưa có sự đột phá

Năm 2014, mặc dù phải đối mặt những biến động quốc tế về chính trị, kinh tế và tình hình khó khăn trong nước, nhưng du lịch vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định và là điểm sáng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn cần hướng tới bền vững và tạo ra đột phá nhằm phát huy tối đa thế mạnh ở năm 2015.
Du khách quốc tế thăm vịnh Hạ Long.

Thành tựu trong khó khăn

Du lịch Việt Nam trong năm 2014 đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Ðặc biệt là các biện pháp ứng biến kịp thời để vượt qua khó khăn khi lượng khách sụt giảm vì những diễn biến phức tạp, khó lường bởi tình hình chính trị ở khu vực và thế giới. Toàn ngành đã nỗ lực, năng động trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành các mục tiêu đề ra. Vì vậy, sau nhiều sự cố, nhất là giai đoạn đầu năm và giữa năm, khi có sự sụt giảm lượng khách do hoàn cảnh phức tạp trên Biển Ðông, song đến cuối năm 2014, du lịch Việt Nam thậm chí không những hồi phục mà còn đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (dự kiến đón 7,5 đến 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2014).

Rõ ràng, không dễ dàng để có được thành quả như vậy nếu không có những chỉ đạo vĩ mô phù hợp, đặc biệt là ở vấn đề xây dựng nhận thức làm du lịch. Năm 2014, nhận thức về du lịch đã có bước chuyển biến rõ rệt, từ chỗ coi du lịch là hoạt động nghỉ ngơi giải trí đơn thuần, đến nay Ðảng và Nhà nước xác định du lịch là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp yêu cầu và xu thế phát triển của thời đại. Phần lớn các tỉnh, thành phố đã có nghị quyết, chỉ thị về phát triển du lịch. Ðại hội Ðảng bộ các cấp ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều định hướng phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng hoặc mũi nhọn. Vì thế, khi gặp khó khăn, toàn bộ hệ thống vận hành ngành đều cùng thay đổi để hòa nhập và cải thiện hoàn cảnh, tìm lại sự cân bằng trong tăng trưởng.

Một thành tựu đáng kể khác của ngành công nghiệp không khói là việc dần cải thiện kết nối, tạo thành các vùng động lực phát triển du lịch cụ thể. Trong năm 2014, ngành đã tập trung khai thác, đầu tư phát huy các giá trị tài nguyên, có nhiều giải pháp để thu hút đầu tư, xây dựng sản phẩm,... và được thực hiện đồng bộ tại các địa bàn du lịch trọng điểm và góp phần hình thành rõ nét các vùng động lực phát triển của du lịch nước nhà, như khu vực Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng, Huế - Ðà Nẵng - Quảng Nam, Khánh Hòa - Lâm Ðồng, Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh... Quá trình liên kết giữa các địa phương đã phần nào tạo ra được những hiệu ứng lan tỏa, khẳng định thương hiệu vùng, phát huy mạnh mẽ vai trò ngành kinh tế tổng hợp, là động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển. Ðây cũng là điều kiện thuận lợi để những chính sách mang tính liên kết quốc gia, như Chương trình kích cầu du lịch nội địa, với chủ đề "Người Việt Nam ưu tiên đi du lịch Việt Nam" có được thành công bước đầu trong năm 2014.

Sự đa dạng về hệ thống sản phẩm du lịch cũng như việc định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trong năm 2014 cũng là một điểm sáng đáng ghi nhận. Quá trình phát triển, các sản phẩm du lịch đã dần được hình thành, như du lịch tham quan cảnh quan, di sản, di tích; du lịch nghỉ dưỡng biển, núi; du lịch tâm linh, lễ hội. Các sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực Việt Nam cũng được thị trường nhìn nhận. Một số loại sản phẩm du lịch mới như du lịch thể thao - mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch MICE... đều được chú trọng phát triển. Hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng về số lượng. Các sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, quần thể danh thắng Tràng An, tham quan di sản văn hóa Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Né, Phú Quốc... thu hút sự quan tâm lớn của khách du lịch trong nước và nước ngoài. Các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn đã trở thành các sản phẩm du lịch quan trọng như lễ hội Chùa Hương, Festival Huế, Carnaval Hạ Long, Lễ hội pháo hoa Ðà Nẵng, Festival hoa Ðà Lạt,... Các hội chợ về du lịch mang tầm quốc tế với quy mô lớn cũng được Việt Nam tổ chức thành công trong năm 2014, như Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam VITM - Hà Nội 2014; Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2014 (ITE - HCMC 2014).

Nhiều thách thức chưa được giải quyết

Năm 2014, ngoài những thành công đạt được, ngành du lịch vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, nhất là hệ thống quản lý nhà nước còn nhiều bất cập. Trước hết, nhận thức xã hội về du lịch nói chung và trong quản lý nói riêng, dù có cải thiện nhưng còn khoảng cách xa với tầm nhìn phát triển; xã hội chưa thật sự ứng xử với du lịch như một ngành kinh tế cho dù trong Chỉ thị số 46/CT-BCH đã chỉ rõ: "Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao" và trong mục tiêu của Chiến lược chỉ rõ "phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn". Hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch còn thấp. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thiếu ổn định; chưa chú trọng hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Du lịch. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành, chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án, dự án được xây dựng khá nhiều nhưng việc triển khai còn thiếu tính khả thi do thiếu nguồn lực và cơ chế phù hợp, mục tiêu còn dàn trải, chồng chéo và duy ý chí.

Sự khó khăn trong quản lý nhà nước về du lịch đã kéo theo hệ quả không tốt cho quá trình liên kết, liên ngành, liên vùng, một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kết nối ngành du lịch để phát triển bền vững. Thực tế, mặc dù có nhiều cải thiện nhưng ngành du lịch vẫn đang hoạt động trong bối cảnh thiếu phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ bởi các ngành liên quan. Sự liên kết giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương còn yếu trong xây dựng chính sách, dẫn đến việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong từng địa phương về phát triển du lịch còn hạn chế. Trong khi đó, phối hợp liên vùng dù bắt đầu được chú ý, nhưng còn lúng túng trong nội dung, chưa rõ ràng trong phân công, phân nhiệm và giải pháp để phát triển du lịch. Mặc dù Luật Du lịch đã quy định "Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch", tuy nhiên trên thực tế, ngành du lịch không quản lý trực tiếp dạng tài nguyên du lịch nào. Ðiều này dẫn tới nguy cơ tài nguyên du lịch bị khai thác bừa bãi, xuống cấp nhanh chóng do tầm nhìn ngắn hạn trong quản lý, lợi ích cục bộ giữa các địa phương, các ngành và bệnh "thành tích", cơ chế "xin cho" trong khi "tiếng nói" của ngành du lịch không có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập, ảnh hưởng sự phát triển bền vững.

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam gặp nhiều khó khăn nội tại, nhưng vẫn phải đương đầu với vấn đề cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực đang ngày càng quyết liệt. Thực tế, khoảng cách về lượng khách quốc tế giữa Việt Nam với bốn nước dẫn đầu khu vực là Ma-lai-xi-a, Thái-lan, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a luôn trong khoảng từ hai đến năm lần; khoảng cách về thu nhập du lịch cùng thời kỳ luôn nằm trong khoảng từ 1,5 đến bốn lần. Nước ta thua kém các nước trong khu vực hầu hết ở những yếu tố quyết định như cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận điểm đến, visa cửa khẩu, môi trường pháp lý, mức độ ưu tiên cho du lịch, lĩnh vực đào tạo...

Trong khi đó, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được đầu tư tương xứng, kinh phí còn hạn chế, được bố trí ít và chậm. Tính đến năm 2014, ngành du lịch mới chỉ khai trương được văn phòng đại diện đầu tiên tại nước ngoài (Ki-ô-tô, Nhật Bản). Việc nghiên cứu thị trường du lịch, đặc biệt là các thị trường mới, tiềm năng còn thụ động và chưa đầy đủ. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở một số địa phương còn mỏng, chưa được củng cố, nhất là bộ phận làm công tác xúc tiến và thanh tra. Nguồn nhân lực du lịch, nhất là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, lao động trình độ cao còn thiếu nhiều. Vai trò chủ động của các doanh nghiệp du lịch trong công tác phát triển thị trường, xây dựng sản phẩm còn hạn chế; doanh nghiệp du lịch Việt Nam mới tăng trưởng về số lượng mà chưa tương xứng chất lượng dịch vụ, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp lữ hành chưa đủ khả năng khai thác khách tại các thị trường quốc tế. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch nói chung và doanh nghiệp lữ hành nói riêng ở nhiều địa phương còn hạn chế. Một số thị trường khách xuất hiện hiện tượng người nước ngoài thao túng, trực tiếp điều hành, các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá, trốn thuế...

Cần đột phá mới

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 xác định các quan điểm phát triển phù hợp trình độ phát triển, bối cảnh và xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam. Các phương thức đột phá mang tính chiến lược trong giai đoạn tới tập trung việc tăng cường chất lượng, gây dựng thương hiệu và tạo sức cạnh tranh cao cho du lịch Việt Nam. Tổng Cục trưởng Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết: Ngành du lịch đã báo cáo đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một chuyên đề về phát triển du lịch nhằm khắc phục trực tiếp những điểm yếu cố hữu. Nghị quyết này ra đời sẽ là chìa khóa giải quyết các vấn đề đang gặp phải của du lịch Việt Nam.

Cụ thể, trong năm 2015, ngành du lịch nước ta cần thực hiện lần lượt, có hệ thống những vấn đề trong các nhóm giải pháp phát triển du lịch, gồm: Phát triển sản phẩm du lịch; Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; Ðào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; Phát triển thị trường, xúc tiến, quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch; Ðầu tư và chính sách phát triển du lịch; Hợp tác quốc tế về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Nếu xét đơn thuần chỉ tiêu về lượng khách quốc tế thì mục tiêu năm 2015 đón 8,5 đến chín triệu lượt khách đã đạt trong năm 2014 và với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì mục tiêu đón 10,5 triệu khách quốc tế vào năm 2020 là có thể hoàn thành trước thời hạn.

Dù sao, với những thành tựu đạt được trong năm 2014, trước rất nhiều khó khăn, triển vọng tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2015 vẫn rất khả quan. Chúng ta hy vọng, bước đột phá mới trong năm tới sẽ đưa ngành công nghiệp không khói vươn lên mạnh mẽ.

Theo Báo Nhân dân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Đảm bảo an toàn du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch

Ngày 24/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 335/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch.
Nhiều điểm du lịch cộng đồng kín khách đặt phòng dịp 30/4 - 1/5

Nhiều điểm du lịch cộng đồng kín khách đặt phòng dịp 30/4 - 1/5

Do lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài nên nhiều điểm du lịch cộng đồng cách Hà Nội hàng trăm km cũng được du khách tìm đến khá đông.
Đề nghị các địa phương triển khai kích cầu du lịch nội địa, đón đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đề nghị các địa phương triển khai kích cầu du lịch nội địa, đón đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương triển khai kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu".
Năm du lịch Tuyên Quang 2024: Khơi thông tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch

Năm du lịch Tuyên Quang 2024: Khơi thông tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch

Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc Năm du lịch Tuyên Quang 2024 cơ bản đã hoàn tất.

Tin cùng chuyên mục

Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn mở cửa đón khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn mở cửa đón khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn mở cửa bình thường phục vụ khách tham quan từ 27-1/5/2024.
Đi du lịch trước kì nghỉ Lễ: Xu hướng né tránh đám đông

Đi du lịch trước kì nghỉ Lễ: Xu hướng né tránh đám đông

Việc lên kế hoạch đi du lịch trước những dịp nghỉ lễ dài ngày đang dần trở thành xu hướng của du khách Việt Nam
Điện Biên: Dồn sức đáp ứng nhu cầu thăm chiến trường xưa của du khách

Điện Biên: Dồn sức đáp ứng nhu cầu thăm chiến trường xưa của du khách

Ngành du lịch Điên Biên đang dồn sức tổ chức tốt việc phục vụ các hoạt động tri ân, tưởng niệm của đồng bào, khách du lịch về thăm chiến trường xưa.
Lâm Đồng: Đà Lạt dẫn đầu lượt tìm kiếm của du khách dịp nghỉ Lễ 30/4 -1/5/2024

Lâm Đồng: Đà Lạt dẫn đầu lượt tìm kiếm của du khách dịp nghỉ Lễ 30/4 -1/5/2024

Theo khảo sát của Booking.com, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) ghi nhận lượt tìm kiếm đột biến cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Quảng Ninh phát triển nhiều sản phẩm du lịch trải nghiệm hấp dẫn

Quảng Ninh phát triển nhiều sản phẩm du lịch trải nghiệm hấp dẫn

Tỉnh Quảng Ninh đang triển khai các loại hình du lịch trải nghiệm, khám phá cuộc sống, văn hóa bản địa để tăng cường thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao trong dịp hè, Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc với Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc).
Tưng bừng Ngày Văn hóa Sóc Trăng tại Hà Nội

Tưng bừng Ngày Văn hóa Sóc Trăng tại Hà Nội

Đồng bào, công chúng thủ đô Hà Nội được hòa mình vào không gian Ngày Văn hóa Sóc Trăng để thưởng thức nhạc Ngũ âm, trống Schay Dăm, đàn ca tài tử, múa Rom vong
Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Trung tâm xúc tiến Du lịch và đầu tư Kiên Giang, Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc (POBA), Công ty Cổ phần Vinpearl (Tập đoàn Vingroup) ký kết biên bản ghi nhớ.
Gấp rút chuẩn bị cho chương trình Caravan trên biển đầu tiên tại Việt Nam

Gấp rút chuẩn bị cho chương trình Caravan trên biển đầu tiên tại Việt Nam

Hiện nay, công tác chuẩn bị cho Chương trình Carnaval Hạ Long 2024 đang được gấp rút hoàn thành trước khi diễn ra lễ khai mạc sự kiện vào ngày 28/4 sắp tới.
Đà Lạt là điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Lạt là điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Lạt và Đà Nẵng là hai trong số những điểm du lịch trong nước được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Lao động ngành du lịch nguy cơ mất việc trên “sân nhà”

Lao động ngành du lịch nguy cơ mất việc trên “sân nhà”

Nhân lực du lịch Việt Nam hiện đang vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, dẫn đến chất lượng phục vụ du lịch còn thấp, sức cạnh tranh yếu.
Thanh Hóa: Du lịch biển Sầm Sơn 2024 có tổ hợp quần thể vui chơi giải trí hàng đầu miền Bắc

Thanh Hóa: Du lịch biển Sầm Sơn 2024 có tổ hợp quần thể vui chơi giải trí hàng đầu miền Bắc

Ngày 27/4, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) sẽ khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 và Khánh thành quảng trường biển với tổ hợp quần thể vui chơi giải trí hàng đầu miền Bắc
Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch

Sáng 16/4, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Chương trình Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
Chuyển đổi xanh để du lịch Việt Nam phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh để du lịch Việt Nam phát triển bền vững

Việt Nam đã từng bước triển khai du lịch xanh, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống của con người.
Doanh nghiệp chạy đua kích cầu du lịch hè tại VITM Hà Nội 2024

Doanh nghiệp chạy đua kích cầu du lịch hè tại VITM Hà Nội 2024

Hội chợ Du lịch quốc tế (VITM Hà Nội 2024) đang diễn ra sôi động, thu hút nhiều người dân thủ đô đến tham quan và "săn" tour giảm giá.
Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Hết quý I/2024, lượng khách đến Lâm Đồng ước đạt 2,38 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 24,5% kế hoạch năm 2024.
Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Một hành trình nhiều trải nghiệm

Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Một hành trình nhiều trải nghiệm

Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thúc đẩy liên kết, xúc tiến điểm đến, xây dựng, định vị thị trường, sản phẩm du lịch và dịch vụ mới.
Thúc đẩy quảng bá, liên kết phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Thúc đẩy quảng bá, liên kết phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 7 vùng trọng điểm du lịch của cả nước với hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và mang tính đặc thù, độc đáo.
Hội chợ Du lịch TP. Hồ Chí Minh 2024: Hướng đến phát triển du lịch bền vững

Hội chợ Du lịch TP. Hồ Chí Minh 2024: Hướng đến phát triển du lịch bền vững

Hội chợ Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 18 (ITE HCMC 2024) sẽ diễn ra từ ngày 5-7/9 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động